Hệ thống phanh trên xe ô tô là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe. Nó giúp người lái có thể giảm tốc độ xe một cách an toàn và hiệu quả. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống phanh, OBD2TECH sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết như chức năng, phân loại và nguyên lý hoạt động của hệ thống này trong bài viết dưới đây.
Chức năng chính của hệ thống phanh trên xe ô tô
Hệ thống phanh trên ô tô là một trong những hệ thống tiên tiến được phát triển nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lái. Cho đến ngày nay, hệ thống phanh gần như bắt buộc lắp đặt trên hầu hết các mẫu xe hơi trên thị trường.
Về cơ bản, hệ thống phanh sẽ hỗ trợ dừng xe hoặc tạo khoảng các an toàn trong những trường hợp phanh khẩn cấp. Khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, các bộ phận trong hệ thống phanh trên xe ô tô sẽ hoạt động phối hợp với nhau để kích hoạt hệ thống phanh và dừng lại xe. Hệ thống phanh cũng có chức năng phân phối lực phanh đến từng bánh xe để đảm bảo xe dừng lại một cách đồng đều và tránh trượt khi phanh trên đường trơn trượt.
Phân loại hệ thống phanh
Ngày nay hệ thống phanh trên xe ô tô đang ngày càng được phát triển và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của các loại xe khác nhau trên thị trường. Nhìn chung, hệ thống phanh sẽ được phân loại theo các tiêu chí như: Mục đích sử dụng, theo kết cấu cảu cơ cấu phanh, theo kiểu dẫn động phanh.
Phân loại theo mục đích sử dụng
Hệ thống phanh chính: là hệ thống phanh sử dụng phanh chân, nó giúp cho người lái có thể làm giảm tốc độ của xe theo đúng với mong muốn của mình. Hiện nay hệ thống này được trang bị trên tất cả các bánh xe ở cầu trước và sau của ô tô.
Hệ thống phanh dừng: là hệ thống phanh sử dụng phanh tay. Với hệ thống phanh này, người lái sẽ giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên khi dừng xe trên đường bằng hoặc đèo dốc
Theo cấu tạo của cơ cấu phanh
Phanh tang trống: Là một loại hệ thống phanh được sử dụng nhiều trên các loại xe tải nhằm. Hệ thống này bao gồm một bộ phận phanh trên mỗi bánh xe, gồm một tang trống bọc quanh bánh xe và một bộ phanh gắn bên trong tang trống. Khi người lái đạp vào pedal phanh, dầu phanh sẽ được đẩy đến bộ phanh bên trong tang trống, gây ra lực ma sát giữa bộ phanh và tang trống, từ đó giảm tốc độ hoặc dừng lại xe. Phanh tang trống thường có độ bền cao và dễ bảo trì, nhưng hiệu suất phanh không cao bằng hệ thống phanh đĩa và có thể gây ra hiện tượng quá nóng khi phanh liên tục trong thời gian dài.
Phanh đĩa: là một loại hệ thống phanh trên ô tô, được sử dụng phổ biến trên các xe hiện đại để đảm bảo hiệu suất phanh tốt hơn và an toàn hơn. Hệ thống này bao gồm một đĩa phanh bọc quanh bánh xe và một bộ phanh gắn bên trong đĩa phanh. Khi người lái đạp vào pedal phanh, dầu phanh sẽ được đẩy đến bộ phanh bên trong đĩa phanh, gây ra lực ma sát giữa bộ phanh và đĩa phanh, từ đó giảm tốc độ hoặc dừng lại xe. Phanh đĩa có hiệu suất phanh tốt hơn so với phanh tang trống, không bị quá nóng khi phanh liên tục trong thời gian dài và có thể được sử dụng trên các xe có tốc độ cao. Tuy nhiên, hệ thống phanh đĩa có chi phí sản xuất và bảo trì cao hơn so với phanh tang trống.
Theo kiểu dẫn động phanh
Hệ thống phanh dẫn động cơ khí: Loại hệ thống phanh này sẽ sử dụng dây cáp để dẫn động và chỉ được sử dụng cho hệ thống phanh dừng. Nó có kết cấu khá phức tạp và khó khăn khi nối các điểm nối dây cáp tới cơ cấu phanh tại bánh xe. Tuy nhiên nó mang tới khả năng phanh an toàn và có độ tin cậy cao.
Dẫn động phanh thủy lực: Hệ thống phanh thủy lực hoạt động bằng cách sử dụng dầu phanh để truyền lực từ pedal phanh đến bộ phận phanh trên bánh xe. Hệ thống này có hiệu suất phanh tốt hơn so với phanh cơ và được sử dụng phổ biến trên các xe hiện đại.
Dẫn động phanh điện: Hệ thống phanh điện hoạt động bằng cách sử dụng điện để truyền lực từ pedal phanh đến bộ phận phanh trên bánh xe. Hệ thống này thường được sử dụng trên các xe hybrid hoặc xe điện và có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu.
Xem thêm: Hệ thống phanh ô tô và các lỗi thường gặp
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh trên xe ô tô
Cách thức hoạt động chung của hệ thống phanh là làm giảm tốc độ vòng quay của bánh xe cho đến khi xe dừng lại. Tuy nhiên đối với mỗi loại phanh khác nhau sẽ có cách hoạt động khác sau khi người lái đạp phanh. Cụ thể:
Phanh cơ khí
Phanh cơ học hoạt động bằng cách làm giảm tốc độ của xe thông qua lực tác động lên bàn đạp phanh. Sẽ có những ngưỡng cơ học được đặt sẵn, khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, lực tác động này phải vượt qua một điểm nhất định để hệ thống phanh được kích hoạt.
Phanh điện tử
Một bộ điều khiển điện tử được sử dụng trong hệ thống phanh điện tử. Nếu người lái nhấn bàn đạp phanh ở một tốc độ và lực nhất định, bộ điều khiển điện tử sẽ cho biết có một trường hợp khẩn cấp đang diễn ra. Do đó, bộ phận này sẽ tăng lực phanh để xe giảm tốc độ hơn nữa. Một điều thú vị khác về hệ thống hỗ trợ phanh này là nó có thể ghi nhớ và thích ứng với thói quen phanh của người lái.
Trên đây là những thông tin chi tiết và cơ bản nhất về hệ thống phanh trên xe ô tô được OBD2TECH chia sẻ. Hy vọng bạn đã có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức mới thông qua bài viết này. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm các phần mềm và thiết bị chẩn đoán, xóa lỗi chuyên nghiệp,, hãy tham khảo ngay tại OBD2TECH. Liên hệ Hotline: 0388951999 để được tư vấn miễn phí.