Các loại hộp số ô tô hiện nay được thiết kế để phù hợp với nhu cầu hoạt động của từng loại xe khác nhau. Trả qua nhiều năm phát triển, cho đến ngày nay đã có 4 loại hộp số được sử dụng phổ biến với công dụng và tính năng của mỗi loại khác nhau. Nếu bạn muốn nắm rõ được cách vận hành và kinh nghiệm bảo dưỡng các loại hộp số trên ô tô này, hãy theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của OBD2TECH.
Hộp số ô tô – Hộp số sàn (Manual Transmission)
Manual Tranmission là loại hộp số ô tô có có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ và tuổi đời lớn nhất. Nó hoạt động bằng cách sử dụng ly hợp ma sát dạng đĩa để ngắt hoạt kết nối chuyển động từ động cơ xuống hộp số. Người lái sẽ điều khiển ly hợp này thông qua bàn đạp ly hợp, hay còn gọi là chân côn. Cấu tạo bên trong hộp số gồm các trục sơ cấp (đầu vào từ động cơ), trục thứ cấp (đầu ra khỏi hộp số) và trục trung gian (đối với hộp số 3 trục).
Các bánh răng sẽ được cố định trên các trục sao cho ăn khớp với nhau để tạo nên các tỷ số truyền ứng với từng số cấp của xe. Khi muốn chuyển số, người lái đạp bàn đạp ly hợp để ngắt kết nối từ động cơ xuống hộp số, kết hợp với thao tác trên cần số theo sơ đồ có sẵn, qua đó đưa các bánh răng gài số (thông qua các liên kết cơ khí) đến được vị trí bánh răng ứng với số truyền tương ứng.
Ưu điểm:
- Cấu tạo của hộp số sàn khá đơn giản, nếu xảy ra hư hỏng sẽ dễ adngf tìm được linh phụ kiện thay thế, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí sửa chữa.
- Đem lại trải nghiệm lái xe chân thực hơn cho gười lái, bởi họ có toàn quyền kiểm soát hộp số này khi vận hành xe.
Nhược điểm:
- Khó xử lý khi di chuyển trên các cung đường đốc hoặc khu vực có lượng xe quá đông đúc.
- Ít được sử dụng trong các dòng xe mới hiện nay bởi tính đây là công nghệ lâu đời nên tính ứng dụng không còn cao như trước.
Hộp số tự động (Automatic Transmission)
Hộp số tự động (Automatic Transmission) là loại hộp số ô tô được ra đời từ những năm 1940, trải qua nhiều năm phát triển, hộp số tự động đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong ngành công nghiệp ô tô.
Cách hoạt động của nó là sử dụng bộ biến mô thủy lực đóng vai trò như ly hợp để ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. Hệ thống bánh răng bên trong hộp số sẽ kết hợp với nhau để tạo nên các cấp số cho xe. Điểm đặc biệt của hộp số này là toàn bộ quá trình lựa chọn tỷ số truyền thích hợp và sang số đều được tính toán và điều khiển tự động dựa theo điều kiện vận hành của xe.
Ưu điểm:
- Mang lại cảm giác lái mượt mà
- Phù hợp với phụ nữ hoặc những người mới học lái.
- Dễ dàng sử dụng trong khu vực thanh thị đông đúc
- Thoái mái khi điều khiển
- Tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hộp số sàn
Nhược điểm:
- Giá thành và chi phí sửa chữa cao do cấu tạo phức tạp của hệ thống hộp số
- Mức tiêu hao nhiêu liệu lớn hơn do bị hao hụt công suất ở biến mô thủy lực
- Để khăc phục những nhược điểm của hộp số tự động, những nhà nghiên cứu đã ứng dụng các công nghệ thế tạo cao cấp cùng thuật toàn điều khiển để cải thiện mức tiêu hao nhiên liệu đáng kể. Một giải pháp được đưa ra là tăng thêm lượng cấp số lên tới 9 cấp (các dòng xe Mercedes như GLC, E-class, S-class), 10 cấp (các dòng xe Ford như Ranger mới, Everest, Expedition).
Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)
Được cải tiến rất nhiều so với những hộp số tự động truyền thống, hộp số vô cấp sử dụng đai truyền lực di chuyển giữa hai pulley có đường kính biến thiên để thay đổi tỉ số truyền. Trong thực tế, một số nhà sản xuất hộp số vô cấp sử dụng bộ biến mô thủy lực (tương tự hộp số tự động truyền thống) để truyền động năng từ động cơ đến hộp số. Một số nhà sản xuất khác sử dụng bộ ly hợp tương tự hộp số sàn nhưng tất nhiên vận hành hoàn toàn tự động. Hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền một cách êm dịu nhờ vào việc thay đổi đường kính pulley.
Việc thay đổi này được điều khiển chính xác bởi máy tính, dựa vào điều kiện vận hành thực tế của xe như tải trọng, độ dốc…
Ưu điểm:
- Mang đến khả năng điều khiển nhẹ nhàng, thoải mái của một hộp số tự động.
- Tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn so với hộp số tự động có cấp truyền thống.
- Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ hơn so với hộp số tự động có cấp.
- Quá trình vận hành mượt mà và chính xác do người lái không cảm nhận được quá trình sang số thông thường (vòng tua lên cao rồi giảm xuống) như ở các loại hộp số khác.
Nhược điểm:
- Tiếng ồn khi tăng tốc cũng như khi chạy ở tua máy cao
- Dây đai trong hộp số CVT cũng không thể chịu được những động cơ có công suất và momen xoắn cao, do đó hoàn toàn không phù hợp đối với những dòng xe thể thao.
- Chi phí bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các bộ phận bên trong hộp số CVT còn khá cao.
Hộp số ly hợp kép (Dual Clutch Transmission)
Hộp số ô tô Dual Clutch Transmission được cấu tạo bởi hai bộ ly hợp, lẻ và chẵn. Bộ đôi ly hợp này thuộc loại ly hợp ma sát ướt, nghĩa là các đĩa ma sát được ngâm trong dầu và sự tách, nối của chúng được điều khiển bằng cơ cấu chấp hành: thuỷ lực-điện từ. Một ly hợp sẽ được dùng cho các cấp số lẻ (1, 3, 5, 7), ly hợp còn lại sẽ dùng cho các cấp số chẵn (2, 4 ,6).
Khi xe bắt đầu khởi hành, hai bộ ly hợp này sẽ hoạt động so le liên tục để quá trình chuyển số được nhanh hơn, triệt tiêu tối đa độ ngắt quãng giữa hai cấp số, nhờ đó xe vận hành mượt mà hơn.
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản và khối lượng nhỏ nhẹ hơn nhiều so với hộp số tự động có cấp
- Đảm bảo được lực kéo phù hợp và tối ưu hiệu suất truyền động so với điều kiện hoạt động của xe.
- Thời gian sang số nhanh và chính xác
- Tiết kiệm nhiên liệu ô tô hiệu quả.
Nhược điểm:
- Giá thành đắt đỏ bởi có thiết kế phức tạp nên thích hợp sử dụng cho các dòng xe hạng sang, xe thể thao và siêu xe
- Chi phí bảo dưỡng và thay thế cao hơn so với các hộp số khác
- Khi sử dụng trong một số dòng xe như Ford hay Volkswagen vẫn còn tồn tại một số lỗi như bị giật ở tốc độ thấp.
Hộp số bán tự động (Manual-Automatic Transmission)
Loại hộp số ô tô này được phát minh và sử dụng trong những năm 1930 và cho đến nay rất ít hãng xe sử dụng hộp số này. Cách thức hoạt động của nó là người lái xe có thể điều khiển các bánh răng trong “chế độ thủ công” để tăng/giảm tốc. Hộp số bán tự động không có ly hợp để ngắt động cơ khỏi bánh dẫn động của xe, vì vậy nó còn được gọi là hộp số tay không ly hợp.
Nếu như bạn đang gặp vấn đề về hộp số mà chưa biết cách xử lí, bạn có thể tham khảo các dịch vụ tại Autotech Việt Nam. Đây là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng đánh giá tốt sau khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Ngoài ra, OBD2TECH chuyên cung cấp các phần mềm và thiết bị chuyên hãng, đa năng như Xentry Mercedes, ISTA-P BMW, AUTEL,… Bạn có thể tham khảo trực tiếp tại website của chúng tôi.
Trên đây là những tổng hợp chi tiết của chúng tôi về các loại hộp số ô tô. Mỗi loại hộp số đều có những đặc điểm, ưu và nhược riêng và được ứng dụng trong những chiếc xe khác nhau. Hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức khi chọn lựa loại xe sử dụng hộp số ô tô phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, nếu bạn là đang tìm kiếm những sản phẩm và thiết bị chẩn đoán và sửa chữa ô tô, hãy tham khảo ngay các sản phẩm của chúng tôi.